Đào tạo là gì?
1. Định nghĩa Đào tạo-Training
Training là gì? Được xem là thuật ngữ khá quen thuộc trong công việc. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hiểu sâu về lĩnh vực này, hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Training được hiểu là đào tạo. Nó là hoạt động khi một chuyên gia truyền đạt thông tin một cách chi tiết, hiệu quả đến người học. Mục tiêu lớn nhất của quá trình này là nâng cao kiến thức, kỹ năng để người học thực hiện tốt một nhiệm vụ sắp tới.
Một chuyên viên đào tạo sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao khả năng tiếp thu của người học. Đó có thể là đặt câu hỏi, giao tài liệu nghiên cứu hoặc thậm chí là kiểm tra chấm điểm đạt/không đạt.
Dù bạn làm ở cấp bậc vị trí quản lý nào, việc theo dõi, đánh giá chính xác nhân viên vẫn là yêu cầu thiết yếu. Nó giúp bạn thúc đẩy năng suất của đội nhóm, hoàn thành mục tiêu đề ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Training trong doanh nghiệp
Trong môi trường doanh nghiệp, Training có thể là các đợt bổ sung kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hiện có. Tuy nhiên, nó cũng thường được hiểu là hoạt động đào tạo tuyển dụng cho nhân viên mới.
Training trong doanh nghiệp là đào tạo nhân viên về kỹ năng, tri thức, văn hóa…
Người phụ trách sẽ tiến hành bàn giao các tài liệu và hướng dẫn nhân viên mọi quy trình liên quan. Chúng bao gồm cách vận hành thiết bị, các bước hoàn thành nhiệm vụ đến những buổi định hướng về văn hóa, quy định. Đào tạo có thể được coi là một phần của việc giới thiệu nhân viên.
Quá trình đào tạo như vậy trong doanh nghiệp đòi hỏi phải lập kế hoạch có mục tiêu rõ ràng. Ngoài ra, các công ty cũng cần có cấu trúc nền tảng vững chắc, quy mô nhân sự ổn định thì việc Training mới diễn ra chuẩn chỉnh, tối ưu.
Mục đích của Training
Doanh nghiệp luôn luôn muốn thành viên của mình làm việc hiệu quả càng sớm càng tốt. Để làm được điều đó, đào tạo là khâu vô cùng quan trọng. Bạn sẽ giúp nhân viên bắt kịp công việc nhanh hơn, đóng góp xây dựng nhiều hơn.
Theo thống kế, 76% những người mới đi làm coi đào tạo là hoạt động quan trọng nhất trong tuần đầu tiên của họ. Hay 40% nhân viên được đào tạo công việc kém sẽ rời bỏ tổ chức trong năm đầu tiên.
Điều đó nghĩa là đầu tư vào quá trình Training để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, ngân sách, tránh phải tuyển dụng liên tục. Đồng thời, nó cũng giữ nhân viên làm việc lâu dài hơn khi họ có cảm giác gắn bó với công ty.
Tầm quan trọng của Training trong doanh nghiệp
1. Tăng năng suất và hiệu suất
Khi nhân viên trải qua quá trình đào tạo, nó sẽ cải thiện kỹ năng và kiến thức về công việc. Bên cạnh đó, nó còn xây dựng lòng tin, quyết tâm gắn bó lâu dài của họ với công ty.
Training cải thiện kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên
Điều này tạo nên một động lực vô hình. Training hiệu quả sẽ cải thiện hiệu suất của đội ngũ và giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
2. Tính thống nhất của các quy trình làm việc
Nếu nhân viên được tiếp xúc với đào tạo công việc thường xuyên, nó sẽ giúp chuẩn hóa quy trình làm việc. Doanh nghiệp thống nhất được những quy trình, quy tắc, chính sách và phổ biến chúng trong các buổi Training.
Như vậy, giữa đội ngũ nhân viên dần có nhận thức chung. Họ sẽ đồng bộ về hoạt động trong quá trình hoàn thành công việc.
3. Giảm lãng phí
Training giúp nhân viên học cách sử dụng an toàn và tiết kiệm vật tư, công cụ và thiết bị của công ty. Tai nạn và hư hỏng thiết bị sẽ được giảm thiểu và điều này sẽ giữ cho các thất thoát khác ở mức thấp.
4. Tận dụng nguồn lực bên trong
Một tổ chức cần các chuyên gia có kỹ năng mới hoặc kỹ năng chuyên môn hóa cao. Thế nhưng, việc doanh nghiệp tìm kiếm những cá nhân như vậy ở thị trường lao động bên ngoài vô cùng khó khăn và đắt đỏ.
Do đó, doanh nghiệp có thể hướng vào đội ngũ nội bộ. Hãy lựa chọn những nhân viên có triển vọng và tiến hành đào tạo chuyên sâu. Ban lãnh đạo có thể thăng chức sau khi họ được đào tạo và đã tập hợp các kỹ năng mới mà tổ chức cần.
5. Nâng cao tinh thần
Nhân viên của các tổ chức trải qua các chương trình đào tạo sẽ cảm thấy như họ là một phần của môi trường làm việc hỗ trợ. Họ chắc chắn cảm thấy mình được quan tâm và đánh giá cao.
Quá trình đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ và gắn bó với công ty hơn
Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần của họ. Nó cũng khiến họ tự tin hơn khi tiếp cận công việc của mình.
6. Nâng cao kiến thức về các chính sách và mục tiêu
Một chương trình đào tạo tốt sẽ luôn giúp nhân viên làm quen với đạo đức, giá trị, chính sách, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Đặc biệt, những giá trị cốt lõi này cũng cần được nhắc lại thường xuyên để độ gắn kết tăng cao. Nó giúp doanh nghiệp luôn phát triển đúng hướng, bền vững và thành công.
7. Cải tiến và cập nhật công nghệ
Hiện nay, các doanh nghiệp đều cần thay đổi để hội nhập với cách mạng công nghệ 4.0. Do đó, ban quản lý cũng cần lưu ý cập nhật về các tiện ích công nghệ, các ứng dụng quản lý công việc từ xa.
Chúng là những trợ thủ đắc lực để quản lý công việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu suất. Việc cho nhân viên tiếp xúc với các kỹ thuật mới tiên tiến sẽ giúp họ chủ động, tích cực và báo cáo công việc nhanh hơn.
Các cách thức Training trong doanh nghiệp hiệu quả
Sau khi hiểu rõ Training là gì? người quản lý cần nắm được các giai đoạn cơ bản trong hoạt động này. Trong mỗi khoảng thời gian, bạn nên áp dụng những phương pháp khác nhau để quá trình chuyển giao đến nhân viên diễn ra thành công.
1. Trước khi Training
1.1. Thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo kỹ lưỡng
Trước khi bắt đầu đào tạo nhân viên, bạn có thể thực hiện khảo sát toàn diện. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về nhu cầu Training của “học viên”.
Tìm hiểu nhu cầu thực tế trước khi tiến hành Training
Nhân viên đang có vướng mắc gì trong công việc? Họ cần bổ sung những kỹ năng và kiến thức nào để đạt mục tiêu doanh số?
Câu trả lời từ đội ngũ sẽ đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn. Như vậy, người quản lý đào tạo cũng có thể xây dựng được giáo án Training phù hợp nhất.
1.2. Xác định mục đích của việc Training trong doanh nghiệp
Hãy xác định mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập trước khi bạn bắt đầu khóa học. Điều này đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều hướng tới một mục tiêu chung.
Xác định các mục tiêu đào tạo ngay từ đầu cũng đặt ra kỳ vọng cho khán giả. Họ sẽ có động lực tham gia hơn khi biết khóa đào tạo sẽ diễn ra như thế nào. Đặc biệt nếu có đánh giá kết quả Training thì nhân viên sẽ càng tập trung, nghiêm túc học hỏi.
1.3. Điều chỉnh nội dung đào tạo theo vị trí chuyên môn
Thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa các nội dung Training và vị trí của người học. Điều này giúp bạn thúc đẩy người học nhận thức những gì họ cần có để phát triển.
Ví dụ, một người bán hàng thì cần các khóa học về giới thiệu tính năng sản phẩm, kỹ năng giao tiếp với khách hàng hay xử lý tình huống… Nếu quản lý bắt họ tham gia những buổi training về chủ đề khác sẽ chỉ khiến họ mất hứng thú. Nó cũng dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các khóa đào tạo cũng cần đến đúng lúc, giải quyết khó khăn kịp thời. Để cung cấp chương trình đào tạo lý tưởng, hãy xem xét các biện pháp sau:
-
- Xác định các nội dung khác nhau cho các nhóm người khác nhau dựa trên các kỹ năng hiện có và con đường sự nghiệp của họ.
- Chọn phương thức phân phối phù hợp cho đối tượng mục tiêu của bạn.
- Tạo cơ hội cho người học tiếp cận với khóa đào tạo mọi lúc, mọi nơi.
2. Trong thời gian Training
2.1. Đặt lợi ích cho người được Training lên hàng đầu
Để thu hút đội ngũ nhân viên, hãy thiết kế những hạng mục họ quan tâm nhất. Người phụ trách đào tạo phải đưa ra những thông tin đáng tin cậy và rõ ràng nhất.
Thêm vào đó, bạn nên phân loại nội dung ưu tiên. Nó đảm bảo rằng khóa đào tạo diễn ra nhanh gọn, không lộn xộn. Nó tiết kiệm thời gian để hiểu rõ Training là gì? của cả doanh nghiệp và nhân viên.
2.2. Dựa trên kiến thức nền tảng của đội ngũ để tạo ra các liên kết.
Một nỗ lực đẩy mạnh hiệu quả đào tạo là xây dựng những kiến thức, kỹ năng mới trên nền tảng kinh nghiệm của nhân viên.
Thực tế cho thấy, thị trường thay đổi liên tục, đặc biệt là xu hướng ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp. Bởi vậy, bất cứ doanh nghiệp và ngành nghề nào cũng phải đổi mới để thích nghi.
Nội dung Training phải gắn liền với vị trí, chuyên môn của người học
Nó dẫn đến việc đội ngũ nhân viên phải thường xuyên làm mới bản thân. Tuy nhiên, hãy thực hiện việc đào tạo dựa trên những sự tương đồng.
Bạn có thể sử dụng các kịch bản thực tế để mô phỏng vấn đề. Trong đó, nêu lên sự khác biệt khi sử dụng kinh nghiệm truyền thống với các kỹ năng mới. Như vậy, họ sẽ tiếp thu các kiến thức có sự phát triển tăng tiến một cách tốt hơn.
3. Sau khi Training
Nhiều nhân viên bị “choáng ngợp” trước khối lượng thông tin qua lớn sau mỗi đợt đào tạo. Điều này khiến họ dễ dàng để trôi những hạng mục cần thiết trước khi kịp ứng dụng thực tế.
Do đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc tổ chức thêm những buổi đào tạo nhắc lại. Trong đó, các kiến thức trọng tâm đã được tóm tắt rõ ràng và mạch lạc.
Bạn cũng có thể ghép nối các chương trình bồi dưỡng này với các phiên họp giải quyết vấn đề. Ở đây, nhân viên cùng giúp đỡ lẫn nhau bằng cách chia sẻ kinh nghiệm giải quyết thách thức. Đặc biệt, từ câu chuyện thành công của họ mà người Training dễ dàng rút ra bài học, nhắc lại kiến thức.
Phương pháp này được đánh giá cao hơn ở chỗ nó cho phép các nhân viên được Training thực hành liên tục. Nó củng cố các kỹ năng mới, tạo nhiều cơ hội xử lý “bài toán” kinh doanh của công ty.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về Training là gì? Vai trò và các phương pháp Training hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn một cái nhìn chuyên sâu hơn về quá trình đào tạo. Đặc biệt, từ đó chắt lọc và ứng dụng thành công vào doanh nghiệp của mình. Các bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn tại Misa Amis