1.Chế độ ăn uống – Căng thẳng trong công việc
- Chế độ ăn uống hành ngày thiếu hụt dưỡng chất và vitamin khiến tóc không thể mọc nhanh và không đảm bảo sự chắc khỏe.
- Người có thói quen liên tục làm tóc, đặc biệt là sử dụng nhiệt độ cao hoặc hóa chất cũng khiến tóc dễ bị xốp và gãy rụng.
- Sử dụng dầu gội đầu khô trong thời gian dài cũng có thể khiến ức chế sự phát triển của nang tóc gây ra tình trạng tóc mọc dài chậm.
- Người bị các bệnh về ung thư, viêm phổi,… hoặc thực hiện hóa trị, xạ trị .
- Quá trình lão hóa
- Quá trình mọc và rụng tóc thường diễn ra theo đúng chu trình. Tuy nhiên, ở độ tuổi sau 30 tuổi, quá trình lão hóa cộng với sự tác động của rối loạn thần kinh nội tiết, thiếu dinh dưỡng, stress, lạm dụng hóa chất, dùng thuốc chữa bệnh… là nguyên nhân khiến mái tóc lâu mọc đủ độ dài bình thường. Càng có nhiều yếu tố tác động, tế bào mầm tóc càng dễ bị tấn công dẫn đến suy yếu hoạt động. Từ đó, tóc rụng nhiều, thưa mỏng, vòng đời bị rút ngắn, tóc cũ nhanh rụng, tóc mới khó mọc lên
2.Những cách chăm sóc tóc nhanh dài
1.Tỉa tóc thường xuyên
Nhiều bạn thường hay thắc mắc rằng cắt tóc nhiều có tốt không? Thực ra, việc tỉa tóc thường xuyên sẽ giúp duy trì ngọn tóc khỏe mạnh, giảm gãy rụng. Đối với trường hợp bạn muốn loại bỏ tình trạng tóc chẻ ngọn, hãy tỉa tóc luôn ngay khi hiện tượng này xuất hiện.Khi tóc bạn xuất hiện tình trạng chẻ ngọn, hãy tiến hành cắt tỉa để loại bỏ phần tóc này. Nếu không cắt tỉa ngay, phần tóc chẻ ngọn sẽ đi ngược lên da đầu và làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Góp phần kích thích tóc ra nhanh hơn .
Tỉa tóc thường xuyên
2.Cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc
Cũng giống như những bộ phận khác trên cơ thể, tóc cũng cần nhận được chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp bạn sở hữu một mái tóc khỏe mạnh, hạn chế tóc rụng và kích thích tóc mọc nhanh
3.Làm sạch da đầu
Cũng như vùng da mặt và cơ thể, da đầu cũng cần được tẩy da chết để thúc đẩy dưỡng chất nuôi dưỡng tóc thêm chắc khỏe.Từ trước đến nay, nhắc đến detox – thải độc, bạn chỉ nghĩ đến các liệu pháp detox cho cơ thể hay da mặt. Thế còn da đầu thì sao? Nhu cầu làm sạch sâu, triệt để của da đầu cũng cực kỳ quan trọng và cấp thiết, không kém gì vùng da mặt hay cơ thể cả.Da dầu là một trong những vùng cơ thể dễ bị bám bẩn nhất, chủ yếu bởi các yếu tố môi trường như bụi bặm từ không khí, do gội đầu không sạch, từ các sản phẩm chăm sóc và tạo kiểu tóc.
Kiểm tra tình trạng da đầu
Đặc biệt, trong môi trường nóng ẩm và thường xuyên sử dụng phương tiện xe máy như ở Việt Nam, detox da đầu là điều bắt buộc để có được mái tóc khỏe đẹp.Nếu như chân tóc không được làm sạch hoàn toàn định kỳ, thì các bụi bẩn, gầu,..sẽ bám lại và tích tụ dần dần, khiến da đầu luôn trong tình trạng ngứa ngáy, tóc nhanh bết dầu, chân tóc yếu và khó hấp thu các dưỡng chất hơn. hãy làm sạch sâu da dầu và chăm chỉ thực hiện mỗi tháng 1 lần để tóc luôn bóng khỏe, nhanh dài nhé.
Công dụng:
- Giúp ta loại bỏ phần hoá chất còn tồn dư sau những lần làm tóc;
- Giúp da đầu trở nên thông thoáng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
- Ngăn ngừa các bệnh về da đầu và tóc.
- Giảm stress.
- Giúp tóc trở nên mềm mại, suôn mượt hơn.
4.Tăng cường dưỡng ẩm cho tóc
Để tóc nhanh dài và dày hơn cần thường xuyên cung cấp độ ẩm cho tóc. Có thể sử dụng những sản phẩm dưỡng tóc hoặc những nguyên liệu thiên nhiên để làm mặt nạ cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho tóc . Ủ lạnh và thường xuyên đến salon để phục hồi và cấp dưỡng cho sợ tóc luôn chắt khoẻ.
Cung cấp dưỡng chất cho tóc
5.Hạn chế sử dụng hóa chất
Tóc dưới sự tác động của hóa chất và các loại máy móc khi thực hiện uốn, ép, tạo kiểu cho tóc, tóc đã bị tổn thương nghiêm trọng. Một thời gian sau khi đụng vào hóa chất, nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng cách thì mái tóc của bạn sẽ rơi vào tình trạng xơ rối, bị tổn thương nghiêm trọng.