7 PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN

7 PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN

Môi trường học tập khác hoàn toàn so với trường học thời phổ thông Khoảng thời gian sinh viên là giai đoạn mỗi người tự bước ra môi trường học tập khác hoàn toàn so với trường học thời phổ thông. Tại đây sẽ có nhiều vấn đề tác động buộc mỗi cá nhân phải […]

NHẬN ĐỊNH THỰC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG HỌC ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Một tín hiệu vui cho thấy nên giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển và vươn lên một tầm cao hơn. Khi hệ thống đào tạo của các trường đại học được nâng cấp rất nhiều. Cùng với đó là số lượng sinh viên mỗi năm đang tăng lên đáng kể, học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp phổ thông. Đa số có hướng đi tiếp tục với việc học đại học, cao đẳng nhiều hơn.

 

Tỷ lệ “chọi” cao

Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tạo nên một áp lực nhất định cho các bạn sinh viên bởi tỉ lệ “chọi” trước và sau khi tốt nghiệp đại học. Đòi hỏi họ phải tự bổ sung cho mình kiến thức, kỹ năng thật tốt thì mới có cơ hội cao trong hành trình tìm kiếm việc làm sau này.

Có một sự thật là rất nhiều bạn đã phải đối mặt với một cú “shock” khá lớn khi chuyển từ môi trường phổ thông lên môi trường đại học. Đây cũng chính là vấn đề thực tế mà bất cứ bạn nào cũng cần phải xác định rõ để tự mình điều chỉnh tâm lý, cách học tập cũng như thói quen sống.

Tuyển sinh đầu vào tỷ lệ “chọi” khá cao

 

Thời gian học bị thay đổi 

Trước hết là về mặt thời gian. Số tiết và thời lượng mỗi tiết học ở chương trình đại học nhiều hơn nhiều so với bậc phổ thông. Thậm chí nhiều trường đại học còn tổ chức các buổi học theo những khung giờ trễ hơn. Tuy nhiên, số ngày học trong tuần sẽ không bắt buộc từ thứ hai đến thứ 7 nên người học sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn.   

Đứng trước thời gian bị thay đổi như thế này, các bạn sinh viên cần có những cách học đại học hiệu quả, cũng như tìm hiểu các phương pháp học tập ở đại học để nhanh chóng bắt kịp chương trình học.

Số lượng môn học giao tăng, kiến thức phong phú

Tiếp đến là sự khác nhau về số môn học. Chúng sẽ ít hay nhiều phụ thuộc vào kế hoạch của từng kỳ và tùy vào nhu cầu đăng ký tín chỉ của người học. Chính vì vậy, ở bậc đại học đòi hỏi bạn phải có sự trưởng thành nhất định. Tự đáng giá và lên kế hoạch cho việc học của mình để kịp thời gian ra trường nếu không muốn tốn thêm chi phí, thời gian, tiền bạc.

Thời gian học thay đổi, kiến thức nâng cao và phong phú

Phương pháp giảng dạy 

Ngoài ra còn có sự khác biệt về cách dạy và học. Nếu như ở bậc phổ thông, bạn phụ thuộc nhiều vào giáo viên hướng dẫn, thì đại học, bạn phải tự lập hoàn toàn. Vẫn sẽ có cố vấn học tập giúp đỡ bạn trong suốt quá trình học tập nhưng không thể theo sát như giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên dạy từng bộ môn sẽ không có nhiệm vụ “đốc thúc” bạn học tập bởi sinh viên đại học đã được xem như người trưởng thành và phải tự có trách nhiệm với cuộc đời mình.

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP PHẢI Ở SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 

Đại học là thời gian khá vất vả với nhiều sinh viên, đặc biệt là những đối tượng ở xa nhà. Trong đó, quá trình học tập cũng có nhiều thay đổi lớn khiến nhiều bạn sinh viên bị mất phương hướng, gặp nhiều khó khăn trong việc học. Cụ thể, một số vấn đề sinh viên thường gặp các vấn đề trong học tập như: 

Tự do sắp xếp môn học 

Thay vì có thời khóa biểu cứng với số lượng môn học cố định, thì lên đại học, sinh viên sẽ tự đăng ký môn học của mình với khung giờ tùy thích. Điều này lại phát sinh ra vấn đề rất lớn: Nhiều sinh viên cố gắng nhồi nhét các môn học với 18 đến 21 chứng chỉ trong một học kỳ với mục đích nhanh chóng hoàn thành các môn học đó càng sớm càng tốt. Trong khi đó, đại học lại thách thức về lý thuyết, sau khi đăng ký lịch học như vậy, hầu hết các sinh viên đề phải thức đêm, thức hôm để nhồi nhét kiến thức. Đôi lúc cảm thấy hối hận, chán nản và choáng ngợp trước lượng kiến thức quá lớn mà mình đã lựa chọn. 

Sinh viên sắp xếp môn học và tự tìm hiểu kiến thức

 

Tự học chiếm 70%

Không giống với thời học cấp cấp 3, phương pháp học ở Đại học lại thay đổi 180 độ. Với cấp 3, học sinh sẽ được giáo viên phân tích kiến thức cụ thể, có bài tập về nhà và có thời gian để giải đáp thắc mắc, các câu hỏi mà học viên đưa ra. Nhưng ở đại học, hầu hết sinh viên phải tự học, tinh thần tự học chiếm hơn 70% thời gian học của sinh viên. 

Với đại học, bạn phải tự làm chủ tất cả mọi thứ, giảng viên chỉ có trách nhiệm giải thích những kiến thức khó và định hướng sinh viên trong quá trình học. Đại học là không viết lên bản, ít bài tập về nhà. Và tất cả những gì sinh viên có chính là cuốn giáo trình. Nếu sinh viên thắc mắc, có thể tự tìm hiểu hoặc gặp hỏi trực tiếp giảng viên. 

Áp lực về việc học rất lớn

Kiến thức ở cấp bậc đại học cực kỳ nhiều với các môn học hoàn toàn mới như: triết học, toán cao cấp, pháp luật đại cương, văn hóa học,… Nhưng môn mà sinh viên chưa từng được tiếp cận trước đó trên giảng đường trung học. Với khối lượng kiến thức cần hiểu như vậy, phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên là việc mà ai ai cũng nên xây dựng ngay từ đầu. Nếu không, bạn sẽ nằm trong “đống” kiến thức và không thể nào hấp thụ được chúng. Đây cũng là lý do lớn đòi hỏi mỗi sinh viên cần tìm ra cách học đại học hiệu quả, phương pháp học tập ở đại học là gì và vận dụng đúng phương pháp học tập ở đại học. 

Nhiều yếu tố xung quanh tác động 

Sinh viên, đặc biệt là sinh viên xa nhà còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: nhớ nhà, tài chính, việc phải tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, tự chủ cuộc sống, tự chăm lo cho chính bản thân mình, bạn bè/ bạn cùng phòng,… Nhưng yếu tố này tưởng chừng đơn giản, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học cũng như kết quả học tập của sinh viên.

Sinh viên xa nhà còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống

TẠI SAO NÊN XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN? 

Khi lên đại học, hầu như chúng ta sẽ thay đổi tất cả, từ môi trường, kiến thức cho đến phương pháp giảng dạy. Nhiều bạn sinh viên sẽ cảm thấy choáng ngợp trước sự nhanh chóng này. Vậy nên, để có kết quả học tập tốt nhất, mỗi sinh viên nên xây dựng cho mình phương pháp học tập, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Để có thể dễ dàng điều chỉnh được cuộc sống và việc học, luôn giữ vững phong độ học tập của mình và kiên quyết đạt được mục tiêu phía trước. Một số lợi ích khi sinh viên tìm ra được phương pháp học hiệu quả cho mình: 

Giảm tải áp lực học tập

Một phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên không những giúp quá trình học tập ở Đại học được giảm bớt áp lực, đồng thời họ cũng sẽ có những khoảng thời gian trống để thư giãn, điều chỉnh và bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng ngoài cuộc sống. 

Tự học cách cân bằng cuộc sống 

Không chỉ giúp nhanh chóng đạt mục tiêu, việc áp dụng các phương pháp học hiệu quả cho sinh viên còn giúp mỗi sinh viên cân bằng được cuộc sống của mình giữ việc học và việc chơi. Họ thường là những người có kế hoạch cụ thể trong ngày, và có mục tiêu rõ ràng. Đây sẽ là điểm mạnh sau khi tốt nghiệp, giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với công việc tốt hơn. 

Nắm rõ được bài học 

Việc áp dụng các phương pháp học cho từng môn học sẽ giúp sinh viên tiếp thu nhanh chóng bài học. Trên giảng đường, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phù hợp với cách đó. Mỗi người sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau. Việc học, hiểu và nắm bắt kiến thức nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách mà mỗi sinh viên áp dụng.

Tự học cách cân bằng cuộc sống

Từ đó ta thấy rằng, mỗi bạn sẽ có một phương pháp học tập khác nhau. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, sẽ có điểm chung và điểm riêng. Bạn không thể cố chấp áp dụng cách của người khác chỉ vì thấy họ học tập hiệu quả. Cách tốt nhất là nhìn nhận đúng đắn về khả năng học của mình. Tìm hiểu cách khiến mình hứng thú và tiếp thu nhanh chóng rồi áp dụng nhé! Có thể bạn đầu không có phương pháp phù hợp, nhưng kiên trì và chấp nhận thay đổi sẽ giúp bạn thành công.

>> Xem thêm: CÁCH HỌC TẬP HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI NHẬT

7 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NÊN ÁP DỤNG NGAY

Tìm ra phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên luôn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn mọi người. Cùng với đó, cũng không ít bạn sinh viên đang ra sức tìm hiểu và thử áp dụng cho bản thân mình. Dưới đây là một vài gợi ý không nên bỏ qua:

Xác định rõ mục tiêu học tập và định hướng sau khi tốt nghiệp

Khi bước vào cánh cửa đại học, vốn dĩ mỗi cá nhân đều đã phải xác định cho mình một mục tiêu riêng cho tương lai. Ở ở giai đoạn này, chúng ta không thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng “học cho xong rồi tính tiếp” hoặc “tới đâu hay tới đó”.

Không có mục tiêu định hướng rõ ràng thì không thể đạt đến thành công. Chỉ khi nào biết được mình học vì điều gì? Học cho ai? Học để có được những điều gì? Thì tự khắc chúng ta sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân. Có thể đó không phải là một kế hoạch hoàn hảo, hoặc cũng có thể nó còn nhiều điều xa vời. Tuy vậy, nó vẫn là điều tuyệt vời hơn so với việc bạn đang đi trên con đường nhưng không hề có phương hướng.

Ngay từ khi bước vào những ngày tháng đầu tiên của đại học, hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Không cần phải suy nghĩ đến những vấn đề quá cao xa, chỉ đơn giản là: mục tiêu đạt được số điểm bao nhiêu, học thêm được kỹ năng nào, tham gia được những chương trình gì…