Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT

Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT

Năm nào cũng chuẩn bị sắm sửa đón Tết nhưng có nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa các món ăn ngày Tết. Hint Academy sẽ cùng các bạn cập nhật thông tin bổ ích về các món ăn truyền thống ngày Tết nhé.

1. Món thịt kho tàu ngày Tết

Vừa là món ăn dân đã cùng vừa là món ăn quen thuộc trong những dịp Tết cổ truyền đó là thịt kho tàu. Món ăn với vị thịt dai ngon cùng vị nước hàng đậm đà hấp dẫn. Hương vị đậm đà này cũng chính là sự đặc trưng cho những món ăn của ngày tết. Món ăn tượng trưng cho sự sung túc, yên vui và ngọt ngào. Tình cảm đậm đà cho 1 năm mới. Những miếng thịt cùng hột vịt được để cả quả tượng trưng cho sự vẹn tròn sung túc đủ đầy, cuộc sống yên vui.

Ngoài ra màu sắc bắt mắt của món ăn cũng mang đến sự đẹp mắt cho mâm cơm ngày Tết. Thịt kho tàu thường ăn kèm với dưa giá muối sổi rất hao cơm. Hoặc có thể là topping thơm béo cho món bánh tráng cuốn rau sống nữa. Đây là món ăn khoái khẩu và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. 

Thịt kho tàu cũng có rất nhiều cách nấu và phiên bản thể hiện (sưu tầm)

2. Ý nghĩa của món nem rán trong ngày Tết

Vào những bữa cơm cúng gia tiên trong ngày Tết hoặc tất niên cuối năm đặc biệt không thể thiếu nem rán. Phần nhân nem có rất nhiều topping khác nhau như rau củ, mộc nhĩ miến và thịt xay. Miền Nam cũng có món nem rán được gọi là chả giò, topping cũng vô cùng phong phú.

Món nem thể hiện sự sung túc đủ đầy, đùm bọc và cả những nỗ lực hướng tới sự hoàn thiện cho 1 năm mới. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau cùng vị nem giòn tan, chấm cùng nước chấm thì ngon tuyệt cú mèo! Nem rán trong ngày tết cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa cho năm mới vẹn tròn niềm an vui may mắn.

Nem rán miền Bắc – Chả giò miền Nam (sưu tầm)

3. Ý nghĩa món giò

 Vào dịp Tết làm cơm cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3 mỗi nhà thường có 1 khoanh giò. Món ăn tưởng chừng giản đơn nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa quan trọng trong ngày Tết. Trong đó món chả lụa cũng tượng trưng cho sự phú quý sang trọng. Cách chế biến cũng không cầu kỳ, giò nóng cắt khoanh, chia thành 6-8 phần bằng nhau. Món giò ngon hơn khi được ăn kèm cùng với dưa hành.

Món chả lụa cũng tượng trưng cho sự phú quý sang trọng (sưu tầm)

4. Thịt đông – Món ăn không thể thiếu trong mâm cơm miền Bắc dịp Tết

Thịt đông gần giống như thạch với những viên thịt hấp dẫn qua lớp mỡ thạch bên ngoài. Do món ăn được nấu kèm với phần thịt thủ nên nước thịt sẽ sánh đặc khi gặp nhiệt độ thấp. Miền Bắc thì Tết khá lạnh sẽ phù hợp bảo quản thịt đông. Dùng với cơm nóng bốc khói nghi ngút và miếng thịt tan ra hòa với cơm trắng khá tuyệt vời.

Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Ý nghĩa các món ăn ngày Tết luôn hàm chứa nhiều điều thú vị. Trong đó thịt đông không phải ngoại lệ. Món thịt đông có ý nghĩa tượng trưng cho tình duyên tốt đẹp. Sự gắn kết và yêu thương nhau trong mọi mối quan hệ. Món thịt kho đông phổ biến hơn ở vùng Bắc bộ. Đặc biệt trong những ngày lạnh những miếng thịt đông thơm nhừ kết hợp cùng dưa hành vô cùng ngon hấp dẫn và đượm vị.

5. Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét – món đặc sản ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mâm cơm nhà ai chẳng có một chiếc bánh chưng vuông đầy đặn được gói bằng lá dong xanh mướt tự nhiên. Ý nghĩa của món bánh chưng là sự tượng trưng cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cùng một cuộc sống ấm no và sung túc. Tất cả những nguyên liệu có trong một chiếc bánh chưng truyền thống bao gồm gạo nếp, thịt heo, đậu xanh. Ngoài ra món bánh chưng cũng thể hiện sự biết ơn với ông cha cũng như đất trời, thể hiện tinh hoa của đất trời và lòng thành con cháu kính dâng tổ tiên.

Cũng tương tự các nguyên liệu nhưng thay đổi cách gói sẽ có món bánh tét của người miền Trung và miền Nam. Bánh tét thường ăn kèm với dưa món và củ kiệu, tôm khô. Các bạn thanh niên cũng thích bánh tét nhưng chế biến thêm một chút thành bánh tét chiên. Giòn béo và thơm ngon khó cưỡng, sẽ nhanh hết khi các bạn còn đang ngồi chơi cùng nhau.

6. Món dưa hành – dưa món- củ kiệu

Không chỉ là món ăn đặc trưng. Đây cũng được xem là món chống ngán trong ngày tết giữa bao món chiên nấu. Trong đó dưa hành ngâm là biểu tượng quan trọng cho tiền bạc, tài lộc cùng vinh hoa phú quý cho năm mới. Món dưa hành cũng là món ăn kèm lý tưởng cho những món ăn ngày Tết khác như bánh chưng, giò chả, nem rán cùng thịt đông. Miếng dưa hành chua chua, khi ăn nhai giòn sần sật ăn đã miệng. Thịt mỡ- dưa hành – câu đối đỏ  là bộ 3 không thể thiếu trong mâm cơm tết cổ truyền của người Việt.

7. Ý nghĩa món canh khổ qua trong ngày Tết

Đúng như với tên gọi của mình. Món canh khổ qua với ý nghĩa xua tan mọi muộn phiền và vận hạn trong năm cũ để đón một năm mới vẹn tròn sung túc như ý. Theo quan niệm của người xưa. Trong ngày tất niên cuối năm hoặc đầu năm mới, thưởng thức món canh khổ qua là mọi ưu phiền và nỗi khổ của 1 năm cũ sẽ được xua tan để có năm mới tốt đẹp hơn. Món ăn vừa độc đáo lại mang đến ý nghĩa hạnh phúc và thành công trong năm mới được xem là thực đơn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.

8. Ý nghĩa các món ăn ngày Tết với món gà luộc

Tương đương với tầm quan trọng của món bánh chưng trong dịp Tết. Không biết từ bao giờ món gà luộc là món đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong mâm cơm cỗ. Gà luộc cũng là món ăn đơn giản bình dị nhưng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Gà luộc tượng trưng cho sự trọn vẹn đầy đủ ngày Tết.

Trên đây là ý nghĩa các món ăn ngày Tết thường có trên mâm cỗ ngày Tết của các gia đình. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về văn hóa ẩm thực dịp Tết cổ truyền. Chúc mừng năm mới bình an, may mắn và thành công!