Ưu Điểm Và Nhược Điểm Khi Duỗi Tóc Là Gì ?

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Khi Duỗi Tóc Là Gì ?

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DUỖI TÓC Tóc thẳng hiện đang là xu hướng nổi bật trên các sàn diễn thời trang. Sự quyến rũ và gợi cảm của mái tóc thẳng khiến nhiều chị em tốn thời gian và tiền bạc để đi ép tóc. Tuy nhiên, muốn sở hữu một mái tóc thẳng […]

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DUỖI TÓC

Tóc thẳng hiện đang là xu hướng nổi bật trên các sàn diễn thời trang. Sự quyến rũ và gợi cảm của mái tóc thẳng khiến nhiều chị em tốn thời gian và tiền bạc để đi ép tóc. Tuy nhiên, muốn sở hữu một mái tóc thẳng hoàn hảo, bạn cần có kiến thức tổng thể về các phương pháp duỗi tóc.

Duỗi tóc đã trở thành một trong những dịch vụ được lựa chọn phổ biến. Do đó, thợ tóc luôn phải nghiên cứu và đổi mới, phát triển nhiều phương pháp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tương tự như uốn tóc duỗi tóc cũng có 2 phương pháp là duỗi tạm thời và duỗi vĩnh viễn.

Duỗi tạm thời sẽ giúp làm cho tóc thẳng ra như mong muốn trong một thời gian nhất định bằng máy duỗi hoặc máy sấy, không dùng hóa chất tác động vào tóc. Sau khi gội đầu thì nếp duỗi sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, ưu điểm của duỗi tạm thời là không gây hư tổn nhiều cho tóc, vì không tiếp xúc hóa chất nhưng cũng nên dùng dưỡng bảo vệ tóc và sấy khô tóc trước khi duỗi. Thông thường, phương pháp này được dùng để tạo kiểu, phù hợp cho khách hàng cần tạo kiểu nhanh để đi tiệc.

Duỗi vĩnh viễn là dùng hóa chất và dùng máy duỗi để làm thẳng tóc trong thời gian dài mà không chịu ảnh hưởng tác động bên ngoài. Phương pháp này sẽ giúp cho khách hàng tiện lợi hơn khi sử dụng ở nhà, không cần phải tạo kiểu nhiều, chỉ cần sấy vào nếp và có thể kẹp sơ qua cho tóc  trông bóng hơn. Tiện lợi là thế nhưng sẽ gây tổn hại cho tóc nhiều vì vừa tác động hóa chất vừa tác động nhiệt độ cao trực tiếp lên tóc. Cần phải dùng dưỡng tóc trước và sau khi sấy để tóc hạn chế bị hư tổn nhiều. Phương pháp này đòi hỏi tay nghề người thợ phải tốt để tránh gây hư tổn tóc nhiều nhất có thể.

Tuy hai phương pháp này có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào trường hợp mà ta lựa chọn dùng cho khách hàng. Cần cân nhắc, kiểm tra tóc kỹ trước khi quyết định chọn phương pháp cho khách hàng. Nên chọn kiểu duỗi tự nhiên và dùng thêm dưỡng tóc để tránh gây hư tổn nhiều cho tóc dù có chọn phương pháp nào.

Kiểm tra độ mềm hóa của tóc là một kiến thức cơ bản mà bất kỳ một người thợ nào khi uốn, duỗi tóc cần phải biết. Việc làm này có tác dụng đảm bảo chắc chắn chất tóc đã có thể ăn thuốc và thay đổi hình dạng được. Dựa vào kinh nghiệm thực tế và cách quan sát, thì mỗi người thợ sẽ có cách nhìn nhận, kiểm tra khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn là một người mới học nghề tóc, chắc chắn sẽ rất bối rối. Không biết canh mức độ như thế nào là đạt chuẩn nhất. Nhưng đừng quá lo lắng, tại bài viết này sẽ giúp bạn vài cách kiểm tra độ mềm hóa dễ nhất. Vậy nên, hãy cùng theo dõi ngay bài viết này nhé.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DUỖI TÓC

Trong quá trình thực hiện uốn tóc hoặc duỗi tóc, sẽ trải qua 2 lần bôi thuốc. Lần đầu tiên là lần là thuốc uốn hoặc thuốc duỗi. Và lần thứ 2 là thuốc dập định hình.

Người thợ tóc sẽ dùng thuốc số 1 để làm mềm cho tóc. Giúp phá vỡ các liên kết tóc và thay đổi hình dạng nguyên thủy. Quá trình này được gọi là mềm hóa. Kết quả và độ bền của tóc sau khi làm sẽ phụ thuộc vào độ mềm hóa của tóc có đạt chuẩn không.

Hầu hết những người thợ mới vào nghề sẽ không thể làm ra được độ xoăn hoặc thẳng như mong muốn. Do thực hiện chưa đúng và chưa đủ kỹ thuật. Cũng như kinh nghiệm nên khi hoàn tất mái tóc nó không cho ra kết quả như ý. Hoặc mái tóc chỉ đẹp khi mới làm xong. Nhưng khi khách hàng về nhà gội đầu là bị mất dáng tóc ngay. Bạn có thể tham khảo những cách nhận biết tóc đã đủ độ chín

  1. Kiểm tra độ co giãn của tóc: Thực hiện thao tác cầm vài sợi tóc và kéo tóc ra từ từ. Khi tóc có thể cho độ giãn gấp 1,5 đến 2 lần chiều dài sợi tóc chưa kéo là đủ độ mềm.
  2. Kiểm tra độ mềm hóa của tóc bằng mức độ kết dính: Lấy một tép tóc rồi miết cho tóc dàn trải ra. Khi thấy các sợi tóc có độ kết dính như màng nhện thì đã đạt chuẩn.
  3. Kiểm tra độ mịn mướt: Sờ vào chất tóc cảm nhận sự mềm và mướt. Không bị lợn cợn, sần sùi như vuốt sợi tóc thông thường là được
  4. Kiểm tra màu và kích thước sợi tóc: Sợi tóc bôi thuốc khi đủ độ mềm hóa sẽ có màu sáng hơn, sợi tóc nhỏ hơn bình thường.
  5. Kiểm tra độ giữ xoắn: Dùng vài sợi tóc quấn tròn quanh cán lược nhuộm. Quan sát sau khi rút cán lượt mà tóc vẫn giữ được hình dáng vòng xoắn và không bị nhả tóc thẳng ra là chuẩn.